Biến quan sát (Observed
variable):
còn gọi là biến chỉ báo (cấu tạo/phản ánh),
biến đo lường, biến ngoại sinh hay biến
độc lập…tùy trường hợp cụ
thể.Trong hình 1a, mô hình biến quan sát được
biểu diễn bằng hình chữ nhật (V1, V2, V3).
Biến V1, V2, V3 có mũi tên đi ra nên trong trường
hợp này còn được gọi là biến ngoại sinh
hay biến độc lập (trong mô hình truyền
thống). Trong hình 1b, mô hình biến quan sát V1, V2, V3 phản
ánh biến tiềm ẩn F và biến tiềm ẩn F
đóng vai trò biến ngoại sinh (nguyên nhân) trong mô hình SEM.
(sẽ nói kỹ hơn ở phần phân biệt biến
chỉ báo cấu tạo và biến chỉ báo phản ánh
phía dưới)
Hình 1: Mô hình biểu
diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến
tiềm ẩn
Sự liên kết của các biến quan sát (chỉ báo) với các biến tiềm ẩn (không quan sát) là bước đầu tiên trong một thủ tục thống kê hình thức. Trái lại thông thường các thủ tục liên kết thường “ẩn tàng”-nếu ta cảm thấy một biến đo được nào đó có chỉ báo tốt của một khái niệm tiềm ẩn nào đó, thì chúng ta sẽ dùng nó.
( Theo Phạm Đức Kỳ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét